Trong một quá trình vận hành sản xuất của một doanh nghiệp thì sẽ khó tránh khỏi những thua lỗ hay ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của nhà máy và chất lượng của chuỗi sản phẩm. Nhận biết được những tổn thất lớn trong sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch khắc phục, từ đó cải thiện OEE. Việc nâng cao OEE và năng lực sản xuất sẽ tạo ra một cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Cùng TCI tìm hiểu cách cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy sản xuất để có thể có những bước đi hoàn hảo cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn nhé
Nội dung
- 1 Hiểu rõ các thành phần tạo nên OEE
- 2 Xác định công thức OEE phù hợp với tình trạng nhà máy sản xuất của bạn
- 3 Ứng dụng Internet of Things để cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy sản xuất
- 4 Ưu tiên tài sản sản xuất quan trọng
- 5 Kết nối OEE với Hệ thống ERP và MES để cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy sản xuất
- 6 Xây dựng một môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn
- 7 Bảo trì phòng ngừa định kỳ
Hiểu rõ các thành phần tạo nên OEE
OEE hay còn có tên đầy đủ là Overall Equipment Effectiveness (đây được hiểu là Hiệu quả thiết bị tổng thể). OEE là một thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và hỗ trợ các hành động để có thể cải thiện năng suất.
Tỷ lệ phần trăm của OEE sẽ mô tả thời gian sản xuất mà máy móc hay dây chuyền trong nhà máy thực sự hoạt động hiệu quả. Chính bởi vậy mà một hạng mục thiết bị có điểm OEE là 100% thì sẽ luôn cung cấp sản phẩm nhanh nhất có thể và sản phẩm cũng sẽ luôn có chất lượng tốt.
Xác định công thức OEE phù hợp với tình trạng nhà máy sản xuất của bạn
OEE được tính bằng công thức sau:
OEE = Availability (A) x Performance (P) X Quality (Q)
Ở đây:
+ Availability (A) chính là tính khả dụng – là thời gian của các sản phẩm máy móc và thiết bị trong nhà máy thực sự hoạt động theo tỷ lệ phần trăm của thời gian sản xuất dự kiến
+ Performance (P) – Hiệu suất hoạt động của các sản phẩm máy móc. Đây là tỷ lệ thực tế của sản xuất so với tỷ lệ tiêu chuẩn.
+ Quality (Q) – Chất lượng. Đây là yếu tố thứ ba của OEE được đem ra tính toán. Chất lượng thể hiện tỷ lệ các bộ phận tốt đáp ứng yêu cầu chất lượng so với tổng số bộ phận được sản xuất
Công thức tính tổng thể OEE sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được các khu vực trong cơ sở sản xuất đang làm ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất của cả nhà máy sản xuất chung. Vậy nên việc thường xuyên theo dõi các chỉ số và tính toán OEE sẽ là một điều vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhà máy ngày một lớn mạnh hơn
Ứng dụng Internet of Things để cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy sản xuất
IoT có tiềm năng mang đến một cuộc cách mạng công nghiệp khác – Công nghiệp 4.0 – với các ứng dụng mang lại lợi nhuận nhanh chóng đồng thời cho phép các nhà sản xuất áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số theo nhiều khía cạnh: tự động hóa, khả năng hiển thị, lấy khách hàng làm trung tâm và giảm thời gian ra thị trường.
+ Kiểm soát chất lượng
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Bảo trì dự đoán
+ An toàn hơn trong hoạt động
>>> Xem thêm: OEE là gì và công thức tính OEE để nâng cao sản xuất?
Ưu tiên tài sản sản xuất quan trọng
Khi tiến hành đo lường các tiêu chuẩn OEE tại các nhà máy sản xuất của mình thì doanh nghiệp bạn nên tập trung vào các tài sản quan trọng. Hãy lựa chọn các thiết bị, máy móc hay là bất cứ một quy trình quan trọng nào cần tính toán và cải thiện OEE nhất, để từ đó tiến hành ưu tiên các giải pháp cụ thể.
Những dòng tài sản này nếu có vấn đề thì chúng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất từ đầu cho tới cuối quy trình và sau đó nó sẽ làm chậm quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm không đáp ứng được chất lượng.
Chính bởi vậy, một khi doanh nghiệp bạn xác định và ưu tiên được các thiết bị máy móc quan trọng cần cải thiện OEE thì sẽ có thể giúp quá trình sản xuất được thực hiện suôn sẻ và tăng sản lượng để có chất lượng sản phẩm tốt hơn trước.
Kết nối OEE với Hệ thống ERP và MES để cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy sản xuất
Việc kiểm tra tình trạng của một số thiết bị máy móc theo cách thủ công trước đây chính là một công việc rất tốn thời gian và dễ xảy ra sai sót. Do đó, doanh nghiệp bạn nên cân nhắc việc dựa vào sản xuất những công nghệ kỹ thuật số nhiều hơn.
Ví dụ như Hệ thống ERP Sản xuất có thể giúp các nhà máy sản xuất cải thiện hiệu suất của máy móc và thiết bị sản xuất thông qua việc lập kế hoạch và dự báo, theo dõi và kiểm tra hàng tồn kho….
Bên cạnh đó thì việc ứng dụng hệ thống MES sẽ giúp tập trung vào việc quản lý dữ liệu và báo cáo hoạt động sản xuất trong một thời gian thực. Mục đích chính của hệ thống MES đó chính là thực hiện kiểm soát và vận hành chính xác quá trình sản xuất và hỗ trợ việc thu thập và phân tích các dữ liệu về OEE hiệu quả.
Xây dựng một môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn
Một môi trường nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn thì sẽ đem đến một hiệu quả làm việc cao đối với máy móc của doanh nghiệp bạn Ví dụ: Bụi, nhiệt độ, khói rung động của tòa nhà…. sẽ có thể ảnh hưởng đến tài sản sản xuất của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Lợi ích của nhà máy thông minh đối với nền sản xuất công nghiệp
Bảo trì phòng ngừa định kỳ
Với dữ liệu của thời gian thực thì bạn sẽ có thể thực hiện các hành động cần thiết ngay lập tức. Do đó, người quản lý không cần phải đợi cho đến khi hiệu suất máy giảm hay ngừng hoạt động thì mới bắt tay vào sửa chữa. Hãy lên lịch bảo trì phòng ngừa thường xuyên các hệ thống máy móc và tận dụng tính năng tự động nhắc nhở để kịp thời thực hiện các công tác bảo trì định kỳ cho nhà máy của bạn
Trên đây là toàn bộ những phương pháp cải thiện chỉ số OEE trong nhà máy sản xuất mà TCI đã tích lũy được thông qua những kinh nghiệm phong phú của mình. Để tìm hiểu chi tiết hơn nữa qúy khách hàng có thể liên hệ với TCI để được tư vấn cụ thể nhất
Hotline: 0985118979
Email: sales.01@tci.vn và binhdt@tci.vn
Địa chỉ nhà máy: Km16+800, Quốc lộ 3, Cụm Công nghiệp ô tô Nguyên Khê, Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội